DANH MỤC SẢN PHẨM

Nhận bản tin


Viễn thông là gì? Tổng quan các lĩnh vực trong viễn thông - Phần 2

Posted on 3rd Jan 2018 @ 9:51 AM

 

Viễn thông là gì? Tổng quan các lĩnh vực trong viễn thông - Phần 2
Truyền sóng điện từ - vô tuyến và điện tử RF
Thông tin khi đã được chuyển thành tín hiệu tương tự sẽ được truyền đi giữa máy thu thông và máy phát qua dây dẫn (sóng điện từ) hoặc một môi trường không dây dẫn (sóng vô tuyến). Trong lĩnh vực viễn thông không dây, nhiều người đã sử dụng nhiều angten để thu kết hợp với bộ phận phát sóng hoặc angten thông minh để hiệu quả truyền sóng trở nên tích cực hơn.
Để truyền thông tin, máy phát và máy thu là hai thiết bị cần có. Một máy thu thông thường sẽ bao gồm các bộ lọc, bộ trộn, angten, các chuyển đổi A/D hoặc D/A,…
Mạng viễn thông
Để trao đổi giữa hai thực thể, thông tin sẽ được truyền qua nhiều thực thể trung gian để tạo nên một đường nối giữa hai thực thể đó. Toàn bổ thực thể tham gia vào quá trình trao đổi thông tin này tạo nên một mạng viễn thông. Có thể phân loại thành hai loại mạng dựa theo kiến trúc mạng: Mạng truy cập và mạng lõi. 
Mạng lõi có khuynh hướng phát triển là mạng IP cho phép kết nối nhiều công nghệ mạng truy cập với nhau. Vấn đề chủ yếu của mạng lõi là làm sao để gói thông tin được truyền đi thật nhanh. 
Công nghệ internet: Công nghệ internet có lẽ không còn là khái niệm quá xa lạ đối với mọi người hiện nay. Nó được xem như một mạng công cộng ở phạm vi thế giới dựa trên công nghệ IP. Internet hoạt động theo mô hình 7 lớp với nhiều giao thức khác nhau. Bên cạnh internet tốc độ cao, nhiều người cũng đánh giá cao internet di động (còn được gọi là mobile) bao gồm: quản lý di động (Mobike, Mobile IP, IPv4-IPv6translation, IKEv2); VoIP di động (SIP, Skype, MEGACO, H323); internet không dây. 
Công nghệ mạng di động không dây: Mỗi mạng di động khác nhau đều có mục tiêu phát triển để nhắm vào những đối tượng sử dụng và những ứng dụng khác nhau. Một số công nghệ nổi bật có thể kể đến là mạng satellite, mạng tế bào (cellular), mạng WLAN, mạng WIMAX, mạng WPAN, mạng 4G,…
Bảo mật
Vấn đề bảo mật trong viễn thông là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Có thể chia bảo mật thành hai mảng chính là bảo mật cho mạng và bảo mật mã hóa. Trong đó mã hóa là một ngành khoa học có tuổi thọ lâu đời và ngày càng phát triển dựa trên các lý thuyết toán học về định lý fermat, số nguyên tố hay lượng tử, đường elip,…
Trong suốt quá trình liên lạc, thông tin luôn cần được mã hóa sao cho việc giải mã thông tin chỉ có thể thực hiện được bởi hai thực thể đang liên lạc với nhau, còn những thực thể không gian chỉ có thể nhận biết được địa chỉ để chuyển thông tin đi. Trong đó, có nhiều giao thức trong mạng viễn thông được hình thành nhằm phục vụ nhu cầu bảo mật liên lạc như VPN, EAP, IPsec, SSL/TLS,…

Truyền sóng điện từ - vô tuyến và điện tử RF

Thông tin khi đã được chuyển thành tín hiệu tương tự sẽ được truyền đi giữa máy thu thông và máy phát qua dây dẫn (sóng điện từ) hoặc một môi trường không dây dẫn (sóng vô tuyến). Trong lĩnh vực viễn thông không dây, nhiều người đã sử dụng nhiều angten để thu kết hợp với bộ phận phát sóng hoặc angten thông minh để hiệu quả truyền sóng trở nên tích cực hơn.

Để truyền thông tin, máy phát và máy thu là hai thiết bị cần có. Một máy thu thông thường sẽ bao gồm các bộ lọc, bộ trộn, angten, các chuyển đổi A/D hoặc D/A,…

Viễn_thông_là_gì_Tổng_quan_các_lĩnh_vực_trong_viễn_thông_(Bài_2).jpg

Mạng viễn thông

Để trao đổi giữa hai thực thể, thông tin sẽ được truyền qua nhiều thực thể trung gian để tạo nên một đường nối giữa hai thực thể đó. Toàn bổ thực thể tham gia vào quá trình trao đổi thông tin này tạo nên một mạng viễn thông. Có thể phân loại thành hai loại mạng dựa theo kiến trúc mạng: Mạng truy cập và mạng lõi. 

Mạng lõi có khuynh hướng phát triển là mạng IP cho phép kết nối nhiều công nghệ mạng truy cập với nhau. Vấn đề chủ yếu của mạng lõi là làm sao để gói thông tin được truyền đi thật nhanh. 

Công nghệ internet: Công nghệ internet có lẽ không còn là khái niệm quá xa lạ đối với mọi người hiện nay. Nó được xem như một mạng công cộng ở phạm vi thế giới dựa trên công nghệ IP. Internet hoạt động theo mô hình 7 lớp với nhiều giao thức khác nhau. Bên cạnh internet tốc độ cao, nhiều người cũng đánh giá cao internet di động (còn được gọi là mobile) bao gồm: quản lý di động (Mobike, Mobile IP, IPv4-IPv6translation, IKEv2); VoIP di động (SIP, Skype, MEGACO, H323); internet không dây. 

Công nghệ mạng di động không dây: Mỗi mạng di động khác nhau đều có mục tiêu phát triển để nhắm vào những đối tượng sử dụng và những ứng dụng khác nhau. Một số công nghệ nổi bật có thể kể đến là mạng satellite, mạng tế bào (cellular), mạng WLAN, mạng WIMAX, mạng WPAN, mạng 4G,…

Bảo mật

Vấn đề bảo mật trong viễn thông là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Có thể chia bảo mật thành hai mảng chính là bảo mật cho mạng và bảo mật mã hóa. Trong đó mã hóa là một ngành khoa học có tuổi thọ lâu đời và ngày càng phát triển dựa trên các lý thuyết toán học về định lý fermat, số nguyên tố hay lượng tử, đường elip,…

Trong suốt quá trình liên lạc, thông tin luôn cần được mã hóa sao cho việc giải mã thông tin chỉ có thể thực hiện được bởi hai thực thể đang liên lạc với nhau, còn những thực thể không gian chỉ có thể nhận biết được địa chỉ để chuyển thông tin đi. Trong đó, có nhiều giao thức trong mạng viễn thông được hình thành nhằm phục vụ nhu cầu bảo mật liên lạc như VPN, EAP, IPsec, SSL/TLS,…